1. BPA là gì?
BPA là tên viết tắt của hợp chất Bisphenol A. Bisphenol A (BPA) có công thức là C15H16O2, tên gọi hoá học: 4,4’-dihydroxydiphenyldimethylmeth. Đây là hóa chất nhân tạo được sử dụng để sản xuất các sản phẩm làm từ chất dẻo polycarbonate như bình sữa em bé, hộp chứa thức ăn, chai nước, đồ chơi, núm vú giả cho trẻ em ngậm… BPA cũng được tìm thấy trong keo epoxy, vốn được dùng để tráng bên trong các loại đồ hộp và chất trám răng cho trẻ em.
(Trích từ báo Tuoitre.vn)
2. BPA Free là gì?
BPA Free là một cách viết của những sản phẩm không chứa BPA. Đây là những sản phẩm nhựa an toàn cho sức khoẻ trong quá trình sử dụng.
Ảnh Minh Học Bình Nước BPA FreeẢnh bên trên minh hoạ cho bình nước nhựa Lock&Lock không có chứa BPA. Khi mua các sản phẩm nhựa để đựng đồ ăn, đồ uống thì các bạn nên tìm hiểu rõ về độ uy tín của thương hiệu cũng như ghi chú trên sản phẩm, nếu có ghi chú BPA Free thì bạn có thể yên tâm là sản phẩm không chứa BPA.
3. Kinh nghiệm phân biệt bình nhựa chứa BPA
Trên thị trường có rất nhiều bình sữa, bình nước làm bằng nhựa polycarbonate và có thể nhà sản xuất vì lý nào đó không ghi lên sản phẩm.Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:
- Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA.
- Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate.
Bạn có thể xem thêm bài viết: một số loại nhựa phổ biến và cách nhận biết
Các nhà sản xuất uy tín sẽ có thể hiện rõ sản phẩm được làm từ chất liệu gì và có chứa PBA hay không. Khi mua bình nước nựa, bạn nên chú ý đến thành phần cũng như ghi chú của sản phẩm. Hạn chế mua các sản phẩm bình nước nhựa không rõ nguồn gốc, không có thành phần hoặc hướng dẫn rõ ràng.
4. Hợp chất BPA gây tác hại như thế nào?
- Làm hỏng men răng của trẻ nhỏ.
- Khiến tế bào trứng bất thường.
- Gây vô sinh ở nam giới.
- BPA biểu hiện khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú.
- Có khả năng gây đột biến nội tiết tố.
Binhnuocteen.com chỉ có thể liệt kê những tác hại chính của hợp chất BPA. Bạn có thể đọc chi tiết những tác hại này ở các bài báo phân tích chuyên sâu hơn như:
- Báo Tuổi Trẻ: tác hại của đồ dùng bằng nhựa chứa BPA
- Báo Dân Trí: hiểu đúng về hợp chất BPA
5. Lời khuyên hữu ích khi sử dụng các sản phẩm nhựa
Trong quá trình sử dụng:
Hết sức thận trọng với những sản phẩm nhựa, đặc biệt là bình sữa và các sản phẩm đựng chất lỏng cho bé không rõ nguồn gốc xuất xứ và tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm nhựa đã bị mờ đục hoặc trầy xước bề mặt vì khi đó nó giải phóng nhiều chất BPA hơn so với các sản phẩm nhựa bình thường khác.
Nên vệ sinh sản phẩm bằng tay hơn là trong máy rửa bát và đặc biệt là không được sử dụng các loại cọ để chà rửa bề mặt của sản phẩm. Việc làm nóng quá mức hoặc chà rửa quá mạnh gây trầy xước bề mặt bên trong của nhựa có thể làm rò rỉ một lượng lớn BPA có trong sản phẩm.
Chỉ tiệt trùng đồ nhựa khi thật cần thiết.
Không sử dụng các hộp nhựa chứa chất polycarbonate trong lò vi sóng. Đây là chất mạnh và bền, nhưng theo thời gian nó có thể bị phá vỡ cấu trúc khi sử dụng ở nhiệt độ cao và cho phép BPA có thể ngấm vào thức ăn.
Nên sử dụng các loại hộp nhựa để đựng rau hoặc hoa quả tươi, đồ đông lạnh để làm giảm sự phơi nhiễm của BPA từ các sản phẩm nhựa.
(Thông tin tham khảo từ: https://www.lamchame.com/forum/threads/bpa-la-gi-va-tai-sao-chung-ta-can-quan-tam-den-no.1307008/)
Cẩn trọng ngay khi lựa chọn mua sản phẩm:
Nhựa PC cứng, trong suốt, sẽ có ký hiệu mã tái chế số 3 hoặc số 7 dưới đáy chai. Cha mẹ hãy lưu ý khi chọn mua các sản phẩm đồ nhựa cho con em mình.
Hãy chọn những sản phẩm nhựa không chứa BPA và được dán nhãn BPA free như loại nhựa PP (polypropylene) mềm và đục hơn nhựa PC, ký hiệu bằng chữ PP hoặc số 5 dưới đáy. Nhựa PES, PPSU cũng rất an toàn với người sử dụng và đặc biệt những loại nhựa này cách nhiệt tốt.
Nếu có thể, hãy lựa chọn các chất liệu thay thế như thủy tinh hoặc thép không gỉ để đựng thay vì các sản phẩm nhựa, đặc biệt với thức ăn hoặc các loại chất lỏng nóng.
Tránh sử dụng các sản phẩm đóng hộp, đặc biệt là hộp nhựa vì hầu hết các sản phẩm này đều được lót bằng nhựa có chứa BPA.
6. BPA có nhiều trong loại nhựa nào?
Nó được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1890, nhưng các nhà hóa học trong những năm 1950 nhận ra rằng nó có thể được trộn với các hợp chất khác để tạo ra nhựa dẻo và đàn hồi. Chính vì thế mà Nhựa BPA có nhiều trong loại nhựa của các sản phẩm dưới đây:
- Các mặt hàng đóng gói trong hộp nhựa
- Thực phẩm đóng hộp
- Đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Sản phẩm vệ sinh phụ nữ
- Biên lai máy in nhiệt
- CD và DVD
- Điện tử gia dụng
- Kính mắt
- Thiết bị thể thao
- Trám răng
Điều đáng chú ý là nhiều sản phẩm không chứa BPA chỉ thay thế BPA bằng bisphenol-S (BPS) hoặc bisphenol-F (BPF). Tuy nhiên, ngay cả nồng độ BPS và BPF nhỏ cũng có thể phá vỡ chức năng của các tế bào của bạn theo cách tương tự như BPA. Do đó, chai không chứa BPA có thể không phải là một giải pháp thích hợp.
Các mặt hàng nhựa có nhãn số tái chế 3 và 7 hoặc chữ “PC” có thể chứa BPA, BPS hoặc BPF.